Hãy gặp Linda, 31 tuổi, độc thân, thẳng thắn và rất hoạt bát. Linda hiện đang theo học chuyên ngành triết học. Là sinh viên, cô có mối quan tâm sâu sắc đến các vấn đề phân biệt đối xử và công bằng xã hội, cũng như thường xuyên tham gia các cuộc biểu tình phản đối hạt nhân.
Trước khi kể thêm về Linda, tôi sẽ hỏi bạn một câu hỏi. Điều nào dưới đây có khả năng hơn?
-
- A. Linda là giao dịch viên ngân hàng.
-
- B. Linda là giao dịch viên ngân hàng và hoạt động tích cực trong phong trào nữ quyền.
Đối mặt với câu hỏi này, hầu hết mọi người đều trả lời (b). Đó là trực giác, phải không? Chuyên ngành triết học, phản đối hạt nhân, đấu tranh vì công bằng xã hội? Nghe giống như một nhà nữ quyền hoạt động tích cực. Nhưng (a) mới là — và chắc chắn là – câu trả lời đúng. Câu trả lời không nhất thiết phải liên quan đến thực tế. Vì Linda vốn là nhân vật không có thật. Cũng không phải vì vấn đề quan điểm. Đỏ hoàn toàn là vấn đề logic. Các giao dịch viên ngân hàng là những nhà nữ quyền – giống như các giao dịch viên ngân hàng hay hát yodel và ghét rau mùi – đều là một tập hợp con của các giao dịch viên ngân hàng nói chung, và các tập con không bao giờ lớn hơn tập hợp mẹ, chúng chỉ là một phần trong đó. Năm 1983, Daniel Kahneman, người từng đoạt Giải Nobel đồng thời là một trong những tác giả của phương pháp DRM nổi tiếng, và cộng sự cũ của ông, Amos Tversky, đã giới thiệu vấn đề Linda để minh họa cho cái gọi là “ngụy biện liên kết”, một trong nhiều cách lý luận khiến chúng ta đi chệch hướng.
Khi các nhà nghiên cứu đặt ra vấn đề Linda vào những thời điểm khác nhau trong ngày – ví dụ, vào lúc 9 giờ sáng và 8 giờ tối – thời điểm thường đoán trước được liệu những người tham gia đưa ra câu trả lời đúng hay bị trượt vỏ chuối nhận thức. Mọi người có xu hướng trả lời đúng vào đầu ngày hơn là sau đó. Tuy nhiên, có một ngoại lệ thú vị và quan trọng trong những phá hiện này (mà tôi sẽ thảo luận ngay sau đây). Nhưng khi các nhà điều hành tham gia hội nghị báo cáo tài chính, hiệu suất nhìn chung tăng mạnh vào đầu ngày, rồi trở nên tồi tệ hơn vào những giờ sau đó.
Khuôn mẫu tương tự được hình thành bởi các định kiến Các nhà nghiên cứu đã yêu cầu những người tham gia đánh giá tội lỗi của một bị cáo hình sự tưởng tượng. Tất cả “bồi thẩm đoàn” đểu đọc cùng một tập hợp các sự kiện. Nhưng một nửa trong số họ, tên của bị cáo là Robert Garner, và một nửa khác, là Roberto Garcia. Khi mọi người đưa ra quyết định vào buổi sáng, không có sự khác biệt trong các phản quyết có tội giữa hai bị cáo. Tuy nhiên, khi đưa ra phán quyết vào cuối ngày, họ nhiều khả năng tin rằng Garcia phạm tội và Garner vô tội. Đối với nhóm người tham gia này, sự nhạy bén tinh thần, thể hiện trong việc đánh giá bằng chứng hợp lý, hoạt động tốt hơn vào đầu ngày. Và sự yếu đuối tinh thần, bắt nguồn từ định kiến, tăng lên khi thời gian trong ngày trôi qua.
Các nhà khoa học bắt đầu do lường tác động của thời gian ban ngày đối với sức mạnh của não bộ từ hơn một thế kỷ trước, khi nhà tâm lý học tiên phong người Đức – Hermann Ebbinghaus tiến hành các thí nghiệm cho thấy con người có khả năng học và ghi nhớ những chuỗi âm tiết vô nghĩa vào buổi sáng hiệu quả hơn so với buổi tối. Kể từ đó, các nhà nghiên cứu tiếp tục thực hiện một loạt nghiên cứu phục vụ mục đích theo đuổi các vấn đề về tinh thần – và họ rút ra ba kết luận chính.
Thứ nhất, khả năng nhận thức của chúng ta không duy trì liên tục suốt cả ngày. Trong 16 giờ chúng ta tinh tào, khả năng này thay đổi – thường là theo một cách thức thông thường, có thể lường trước được. Chúng ta thông minh hơn, nhanh hơn, hay quên hơn, chậm chạp hơn, sáng tạo và ít sáng tạo hơn vào một số thời điểm nhất định trong ngày.
Thứ hai, những biến động hằng ngày này đạt tới giới hạn cực độ cao hơn so với chúng ta biết. “Sự thay đổi hiệu suất giữa cao điểm và thấp điểm hàng ngày có thể tương đương với tác động của việc uống rượu trong giới hạn luật pháp,” theo Russell Foster, nhà thần kinh học kiêm thời sinh học thuộc Đại học Oxford,’5 Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng hiệu ứng thời gian trong ngày có thể giải thích cho 20% khác biệt về năng lực nhận thức của con người.
Thứ ba, cách chúng ta làm việc phụ thuộc vào việc chúng ta đang làm gì. “Kết luận chính có thể rút ra từ các nghiên cứu về tác động của thời gian trong ngày đối với hiệu suất,” nhà tâm lý học người Anh Simon Folkard nhận định, “là thời điểm tốt nhất để thực hiện một nhiệm vụ phụ thuộc vào tính chất của bản thân nhiệm vụ đó.”
Vấn đề Linda là một bài tập phân tích. Nó vô cùng rắc rối. Nhưng nó không yêu cầu bất kỳ sự sáng tạo hay nhạy bén đặc biệt nào. Nó chỉ có một câu trả lời đúng – và bạn có thể đạt được thông qua tư duy logic. Rất nhiều bằng chứng cho thấy người trưởng thành có tư duy sáng suốt nhất vào buổi sáng. Khi chúng ta thức dậy, nhiệt độ cơ thể từ từ tăng lên. Nhiệt độ tăng lên làm tăng mức năng lượng và sự tỉnh táo – và điều đó, lần lượt, tăng cường chức năng điều hành, khả năng tập trung và các năng lực phản đoàn của chúng ta. Đối với hầu hết mọi người, khả năng phân tích sắc bén đạt đỉnh vào cuối buổi sáng hoặc gần buổi trưa.
Một lý do khác là vào đầu ngày, tâm trí chúng ta cảnh giác hơn. Trong vấn để Linda, những thông tin về kinh nghiệm ở đại học của Linda chỉ là một sự xao nhãng. Nó không liên quan đến việc giải quyết vấn đề của chính nó. Khi trí óc chúng ta ở trong chế độ cảnh giác, thường là vào buổi sáng, chúng ta có thể ngăn cản sự xao những như vậy ở bên ngoài cánh cổng tâm trí.
Nhưng cảnh giác cũng có giới hạn của nó. Sau khi đứng canh gác hàng giờ không nghỉ, vệ sĩ tinh thần của chúng ta dẫn trở nên mệt mỏi. Chúng sẽ lén lút rời đi giải khuây. Và khi chúng biến mất, những kẻ chen ngang – logic tùy tiện, những định kiến nguy hiểm, thông tin không liên quan – nhảy vào. Sự tỉnh táo và mức độ năng lượng, vốn tăng lên vào buổi sáng và đạt đỉnh vào giữa trưa, có xu hướng giảm mạnh trong suốt buổi chiều.” Tương ứng với sự suy giảm đó là sự sụp đổ trong khả năng duy trì sự tập trung và kìm nén ức chế của chúng ta. Năng lực phân tích lúc ấy, giống như những chiếc lá trên chậu cây, dẫn đóng lại.
Những tác động đáng kể thường nằm trong tầm hiểu biết của chúng ta. Ví dụ, những học sinh ở Đan Mạch, giống như bao học sinh khác, phải trải qua hàng loạt bài kiểm tra chuẩn hóa hằng năm để kiểm tra kiến thức và phương pháp giảng dạy tại trường học. Trẻ em Đan Mạch làm những bài kiểm tra đỏ trên máy tính. Nhưng vì số lượng máy tính ít hơn số học sinh nên chúng không thể làm bài kiểm tra cùng một lúc. Do đó, thời gian thực hiện bài kiểm tra phụ thuộc vào thay đổi trong lịch học và số lượng máy tính sẵn có. Một số sẽ làm bài kiểm tra vào buổi sáng. còn số khác thì vào buổi chiều.
Khi Francesca Gino thuộc Đại học Harvard cùng hai nhà nghiên cứu Đan Mạch nhìn vào kết quả thử nghiệm với 2 triệu học sinh Đan Mạch trong bốn năm và so sánh điểm số tương ứng với thời điểm trong ngày mà học sinh làm bài kiểm tra, họ phát hiện ra mối tương quan thủ vị, mà cũng có thể nói là đảng lo ngại. Học sinh có xu hướng đạt điểm cao vào buổi sáng hơn buổi chiều. Thật vậy, càng về cuối ngày, điểm số bài kiểm tra càng giảm xuống một chút. Những tác động của việc kiểm tra vào cuối ngày cũng tương tự như việc có cha mẹ với mức thu nhập thấp hơn và có trình độ giáo dục kèm hơn – hay việc bỏ lỡ hai tuấn trong một năm học.’ Thời điểm không phải là tất cả, nhưng nó là một thứ quan trọng.