Giấc ngủ REM và nó có thực sự quan trọng với cơ thể chúng ta?

by admin

Đêm qua, bạn đã trở nên rối loạn tâm thần rõ ràng. Tối nay, chuyện đó sẽ lại xảy ra. Trước khi bạn chối bỏ chẩn đoán này, hãy cho phép tôi đưa ra 5 lý do giải thích cho điều này. Thứ nhất, khi bạn đang ngủ mơ đêm qua, bạn bắt đầu thấy những thứ không có mặt ở đó – bạn đã bị ảo giác. Thứ hai, bạn tin vào những điều không thể nào đúng – bạn đã hoang tưởng. Thứ ba, bạn trở nên không rõ ràng về thời gian, địa điểm và con người – bạn bị mất phương hướng. Thứ tư, bạn đã có những thay đổi cực đoan trong cảm xúc của bạn – điều được các nhà tâm thần gọi là bất ổn dễ xúc động. Thứ năm (và thú vị làm sao!), bạn thức dậy sáng nay và quên đi hầu hết, nếu không phải tất cả, trải nghiệm giấc mơ kì lạ này – bạn đang mắc chứng quên. Nếu bạn trải qua bất cứ triệu chứng nào trong số này khi đang thức, bạn nên đi điều trị tâm lý ngay lập tức. Song vì những lý do chỉ bây giờ mới trở nên rõ ràng, chúng ta sẽ tìm hiểu về trạng thái của bộ não gọi là giấc ngủ REM và trải nghiệm tinh thần đi kèm với nó, việc ngủ mơ, là các quá trình sinh học và tâm lý bình thường, cùng những quá trình thực sự cần thiết khác nữa.

Giấc ngủ REM không phải là thời gian duy nhất trong suốt giấc ngủ mà chúng ta ngủ mơ. Thật vậy, nếu bạn sử dụng một định nghĩa đầy đủ về ngủ mơ như bất cứ hoạt động tâm thần nào được ghi lại dựa theo hành vi nhận thức từ giấc ngủ, chẳng hạn như “Tôi đang nghĩ về cơn mưa” thì về mặt kĩ thuật, bạn đã ngủ mơ trong mọi giai đoạn của giấc ngủ. Nếu tôi đánh thức bạn từ giai đoạn ngủ sâu nhất của giấc ngủ NREM, thì có 0% – 20% cơ hội bạn sẽ ghi lại một số kiểu suy nghĩ vô vị như vậy. Khi bạn đang ngủ hoặc thoát khỏi giấc ngủ, những trải nghiệm giống như giấc mơ mà bạn có được thường theo xu hướng dựa vào thị giác hoặc chuyển động. Nhưng những giấc mơ như hầu hết chúng ta vẫn nghĩ về chúng – những trải nghiệm về ảo giác, vận động, cảm xúc và kì quái đó cùng với câu chuyện phong phú – đều đến từ giấc ngủ REM, và nhiều nhà nghiên cứu giấc ngủ đã giới hạn định nghĩa của họ về việc ngủ mơ thực sự đối với những gì xảy ra trong giấc ngủ REM. Và kết quả là phần này sẽ tập trung chủ yếu vào giấc ngủ REM và những giấc mơ xuất hiện từ trạng thái này. Tuy nhiên, chúng ta vẫn sẽ khám phá việc ngủ mơ vào những thời điểm khác của giấc ngủ, cũng như những giấc mơ kia, để xem chúng cung cấp những hiểu biết quan trọng nào về chính quá trình ngủ mơ này.

sleep sleep sleep sleep sleep sleep sleep sleep 8225a

BỘ NÃO CỦA BẠN TRONG NHỮNG GIẤC MƠ

Những năm 1950 và 1960, các bản ghi sử dụng điện cực đặt trên da đầu đã cho các nhà khoa học biết về ý nghĩa chung của kiều hoạt động sóng não làm cơ sở cho giấc ngủ REM. Nhưng phải đợi đến đầu những năm 2000, khi các máy chụp hình ảnh bên trong bộ náo ra đời thì chúng ta mới có thể dựng lại những hình ảnh ba chiều, thú vị của hoạt động bộ não trong suốt giấc ngủ REM. Quả là sự chờ đợi xứng đáng.

Giữa các đột phá khác, phương pháp và những kết quả này đã làm suy yếu các định đề của Sigmund Freud và học thuyết phi khoa học của ông về giấc mơ như sự hoàn thành nguyện vọng, vốn đã thống trị tâm thần học và tâm lý học suốt cả một thế kỉ. Đã có những ưu điểm quan trọng trong học thuyết của Freud,và chúng ta sẽ thảo luận về chúng ở phần dưới. Nhưng có những thiếu sót sâu sắc và mang tính hệ thống dẫn đến sự bác bỏ của khoa học hiện đại đối với học thuyết đó. Quan điểm theo khoa học thần kinh có hiểu biết hơn về giấc ngủ REM của chúng ta từ đó đã tạo cơ hội cho những học thuyết có thể kiểm chứng về mặt khoa học đối với chuyện chúng ta mơ như thế nào (ví dụ: logic/phi logic, thị giác/phi thị giác, cảm xúcphi cảm xúc) và chúng ta mơ về điều gì (ví dụ: những trải nghiệm từ cuộc sống khi thức gần đây/những trải nghiệm lặp lại của chúng ta), hay thậm chí trao cho cơ hội chắc chắn hiểu dần được câu hỏi hấp dẫn nhất trong cả ngành khoa học về giấc ngủ – và cho rằng khoa học có thể thừa nhận một cách rõ ràng là tại sao chúng ta ngủ mơ, nghĩa là (mục đích của những chức năng của giấc ngủ mơ REM.

Để đánh giá đúng sự tiến bộ mà các máy chụp cắt lớp bộ não đã tạo ra giúp chúng ta hiểu được giấc ngủ REM và việc ngủ mơ vượt khỏi những bản ghi điện não đồ (EEC) đơn giản. Việc đu đưa một chiếc mic trên sân vận động có thể đo được hoạt động tổng quát của toàn bộ đám đông. Nhưng trong trường hợp này nó không xác định rõ được về mặt địa lý. Bạn không thể xác định liệu một bộ phận đám đông trong sân vận động đang lớn tiếng hò reo trong khi một bộ phận đám đông khác ngay bên cạnh đó có nhỏ tiếng hơn, hoặc thậm chí hoàn toàn im lặng hay không.

Sự không xác định rõ được giống như vậy cũng đúng khi đó hoạt động bộ não bằng điện cực được đặt trên da đầu. Tuy nhiên, những hình ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI) không bị tác động làm mờ về không gian giống như thế trong việc định lượng hoạt động bộ não. Các máy chụp MRI chia nhỏ sân vận động (bộ não) thật hiệu quả thành hàng nghìn ô nhỏ, kín đáo, giống như các điểm ảnh riêng lẻ trên màn hình, rồi sau đó đo hoạt động cục bộ của đám đông (các tế bào não) bên trong chính những điểm ảnh cụ thể đó, khác biệt với các điểm ảnh khác ở những phần khác của sân vận động. Hơn nữa, máy chụp MRI ánh xạ hoạt động này theo ba chiều, bao gồm tất cả các cấp độ của bộ não sân vận động này – phía dưới, ở giữa và phía trên.

Nhờ kiểm tra nhiều người bằng máy chụp cắt lớp bộ não, tôi và nhiều nhà khoa học khác đã có thể quan sát được những thay đổi đáng ngạc nhiên trong hoạt động bộ não xảy ra khi mọi người bước vào giấc ngủ REM và bắt đầu mơ. Lần đầu tiên, chúng ta có thể thấy ngay cả những cấu trúc thực sự sâu nhất trước đây bị ẩn khỏi tầm nhìn trở nên sống động như thế nào khi giấc ngủ REM và việc nằm mơ diễn ra.

Trong suốt giấc ngủ NREM sâu, không mơ, hoạt động trao đổi chất tổng thể cho thấy sự giảm sút nhỏ so với những gì đo được từ cùng một người trong khi họ đang nghỉ ngơi nhưng không ngủ. Tuy nhiên, điều gì đó rất khác xảy ra khi một người chuyển sang giấc ngủ REM và bắt đầu mơ. Nhiều bộ phận của bộ nào “sáng lên” trên ảnh chụp MRI khi giấc ngủ REM nắm quyền kiểm soát, cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ trong hoạt động Cơ bản. Trên thực tế, có bốn cụm chính của bộ não tăng vọt về hoạt động khi một người bắt đầu mơ trong giấc ngủ REM: (1) các vùng thị giác không gian ở phía sau bộ não, cho phép nhận biết được thị giác phức tạp; (2) vỏ não vận động, thúc đẩy vận động; (3) đồi hải mã và các vùng lân cận mà chúng ta đã nói trước đây, hỗ trợ bộ nhớ tự truyện của bạn; và (4) các trung tâm cảm xúc sâu của bộ não – hạch hạnh nhân và vỏ não, một dải mô nằm phía trên hạch hạnh nhân và kẻ vạch lên bề mặt bên trong của bộ não – cả hai đều giúp sinh ra và xử lý cảm xúc. Quả thật, những vùng cảm xúc này của bộ não trở nên tích cực hơn tới 30% trong giấc ngủ REM so với khi chúng ta thức!

Vì giấc ngủ REM có liên quan đến trải nghiệm tích cực, có ý thức của việc nằm mơ, nên có lẽ giấc ngủ REM được dự đoán sẽ liên quan đến mất nhiệt tình tương tự của hoạt động bộ não được gia tăng. Tuy nhiên, điều gây ngạc nhiên lại là việc làm mất tác dụng rõ rệt của các vùng bộ não khác – đặc biệt những vùng được bao quanh ở cách xa cả bên trái và bên phải của vỏ nào trước trán. Để tìm thấy khu vực này, hãy đưa bàn tay bạn đặt lên các góc bên ở phía trước đầu bạn, cách khoảng hai inch phía trên đuôi mắt bạn hãy nghĩ đến vị trí đặt tay thường thấy của đám đông khi cầu thủ bỏ lỡ một pha ghi bàn lúc đá bù giờ trong một trận bóng đá World Cup). Đây là những khu vực đã trở thành đốm có vấn đề màu xanh nhạt trên máy chụp cắt lớp bộ não, báo cho chúng ta biết rằng các vùng thần kinh này đã bị ức chế rõ rệt về hoạt động trong suốt trạng thái tích cực cao độ của giấc ngủ REM.

Như đã thảo luận ở chương 7, vỏ não trán trước hoạt động giống như CEO của bộ não. Khu vực này, đặc biệt các bên trái và bên phải của nó, quản lý suy nghĩ dựa trên lý trí và đưa ra quyết định hợp lý, gửi các chỉ dẫn “từ trên xuống tới các trung tâm bộ não dưới sâu nguyên thủy hơn của bạn, chẳng hạn như những vùng kích động cảm xúc. Và chính khu vực CEO của bộ não bạn, nơi đáng ra phải duy trì khả năng nhận thức của bạn để có tư duy logic, theo trình tự, thì tạm thời lại bị trục xuất” mỗi khi bạn rơi vào trạng thái ngủ mơ của giấc ngủ REM.

Vì vậy, giấc ngủ REM có thể được coi là trạng thái trở nên tiêu biểu nhờ sự kích hoạt mạnh mẽ ở các vùng thị giác, vận động, cảm xúc và kí ức tự truyện của bộ não, song lại làm mất tác dụng tương đối ở những vùng kiểm soát suy nghĩ dựa trên lý trí. Cuối cùng, nhờ chụp MRI, chúng ta đã có được sự hình dung tổng thể bộ não đầu tiên trên cơ sở khoa học về bộ não trong giấc ngủ REM. Cũng phôi thai và thô sơ như chính phương pháp tìm hiểu, chúng ta đã bước vào một kỉ nguyên mới của sự hiểu biết về lý do xuất hiện và xuất hiện như thế nào của giấc ngủ mơ REM, mà không phải phụ thuộc các quy tắc riêng biệt hoặc giải thích mờ mịt của những học thuyết về giấc mơ trong quá khứ, chẳng hạn như học thuyết của Freud.

Related Posts