Thuốc ngủ có thực sự tốt như nó quảng cáo?

by admin

Không có loại thuốc ngủ nào, dù trong quá khứ hay hiện tại, trên thị trường hợp pháp (kể cả bất hợp pháp) sinh ra được giấc ngủ tự nhiên. Đừng hiểu lầm tôi không ai nghĩ là bạn vẫn thức sau khi uống thuốc ngủ kê đơn. Nhưng để nói rằng bạn đang có giấc ngủ tự nhiên hoàn toàn là một khẳng định thật sai lầm

Các loại thuốc ngủ trước đây – được gọi là “thuốc ngủ an thần”, chẳng hạn như diazepam – là những công cụ thô sơ. Chúngcó tác dụng an thần nhiều hơn là giúp bạn ngủ. Có thể hiểu được vì sao nhiều người nhầm lẫn giữa ngủ với an thần. Hầu hết các loại thuốc ngủ sau này trên thị trường đều có tình trạng tương tự, mặc dù chúng có tác dụng an thần nhẹ hơn. Thuốc ngủ, dù trước đây hay sau này, đều nhắm chung mục tiêu là hệ thống trong bộ não mà rượu tác động tới các thụ thể ngăn chặn các tế bào não của bạn khai hỏa – và do đó, trở thành một phần (không thể thiếu) của cùng loại thuốc chung: thuốc an thần. Song thuốc ngủ hạ gục hiệu quả các vùng cao hơn thuộc vỏ não của bạn.

girl gd7b42ffa5 1280
Thuốc ngủ có thực sự tốt như nó quảng cáo?

Nếu so sánh hoạt động sóng não giấc ngủ sâu tự nhiên với hoạt động sóng não bị tác động bởi thuốc ngủ ngày nay, chẳng hạn như zolpidem (nhãn hiệu Ambien) hoặc eszopiclone (nhãn hiệu Lunesta), bạn sẽ thấy dấu hiệu về mặt điện, hoặc chất lượng, đều thiếu. Kiểu điện của “giấc ngủ” mà các loại thuốc này sinh ra thiếu mất những sóng não lớn nhất và sâu nhất. Bổ sung cho tình trạng lắm rắc rối này là một số tác dụng phụ không mong muốn, kể cả sự chệnh choạng vào ngày hôm sau, đãng trí vào ban ngày, thực hiện các hành động vào ban đêm mà bạn không ý thức được (hoặc ít nhất bị mất trí nhớ một phần vào buổi sáng) và thời gian phản ứng bị chậm lại suốt cả ngày có thể ảnh hưởng đến kĩ năng vận động, chẳng hạn như lái xe.

Những triệu chứng này “xúi bẩy” một vòng luẩn quẩn vẫn “giữ nguyên tính chân thực” của chúng ngay cả với các loại thuốc ngủ có tác dụng ngắn hơn, mới hơn trên thị trường. Việc chênh choạng khi thức dậy có thể khiến mọi người uống nhiều cà phê hoặc trà hơn để tự khiến mình tỉnh táo bằng caffeine trong suốt cả ngày và buổi tối. Còn lượng caffeine đó, tới lượt nó khiến cho người ta khó bắt đầu giấc ngủ vào ban đêm, giúp chứng mất ngủ trở nên tệ hơn. Để đáp lại, mọi người thường uống thêm một nửa hoặc cả viên thuốc ngủ vào ban đêm để chống trả caffeine, nhưng điều này chỉ khuếch đại thêm sự chếnh choáng ngày hôm sau do say thuốc mà thôi. Và rồi mọi người thậm chí dùng nhiều caffeine hơn nữa, kéo dài mãi cái vòng luẩn quẩn này.

Một đặc điểm gây khó chịu sâu sắc khác của thuốc ngủ là sự dội ngược chứng mất ngủ. Khi những người đã sử dụng các loại thuốc này dừng uống chúng, họ thường xuyên phải chịu đựng giấc ngủ tệ hơn nhiều, thậm chí đôi khi tệ hơn cả giấc ngủ chất lượng kém đã khiến họ phải tìm đến thuốc ngủ lúc ban đầu. Nguyên nhân của sự dội ngược chứng mất ngủ chính là kiểu phụ thuộc mà theo đó, bộ não làm thay đổi sự cân bằng của các thụ thể vì phản ứng với liều thuốc được tăng, cố trở nên nhạy cảm hơn như một cách chống lại hóa chất lạ xuất hiện bên trong bộ não. Điều này còn được gọi là sự dung nạp thuốc. Nhưng một khi dừng uống thuốc, sẽ xuất hiện quá trình rút lui mà phần nào trong đó có liên quan đến sự tăng vọt khó chịu về tính dữ dội của chứng mất ngủ.

Chúng ta không nên ngạc nhiên vì điều này. Xét cho cùng, phần lớn thuốc ngủ kê đơn thuộc một trong các loại thuốc gây nghiện về mặt vật lý. Sự phụ thuộc đó tỉ lệ với việc sử dụng thuốc liên tục và việc dừng lại sau khi bỏ thuốc. Lẽ dĩ nhiên, khi bệnh nhân ngưng thuốc trong một đêm và có một giấc ngủ tồi tệ như là kết quả của sự dội ngược chứng mất ngủ, họ thường uống thuốc trở lại vào đêm hôm sau. Rất ít người nhận ra chính đêm mất ngủ nghiêm trọng này và nhu cầu bắt đầu uống thuốc trở lại được gây ra phần nào hoặc toàn bộ là do chính việc sử dụng liên tục thuốc ngủ lúc mới bắt đầu.

Điều trớ trêu là nhiều người chỉ trải nghiệm một sự tăng n trong giấc ngủ” từ những loại thuốc này, và lợi ích chủ nhiều hơn khách quan. Một nhóm bác sĩ và nhà nghiên cứu y học hàng đầu gần đây đã kiểm tra tất cả các nghiên cứu đã được công bố cho đến nay về các loại thuốc ngủ an thần mới mà hầu hết mọi người vẫn dùng’. Họ xem xét 65 nghiên cứu thuốc-giả dược nêng biệt, liên quan gần 4.500 người. Nhìn chung, những người tham gia cảm thấy đầy chủ quan rằng họ ngủ nhanh hơn và ngủ ngon hơn với sự thức dậy ít hơn sau khi uống thuốc ngủ so với giả dược. Nhưng đó không phải là những gì mà các bản ghi giấc ngủ thực sự cho thấy. Không hề có sự khác biệt nào trong việc những người này đã ngủ ngon ra sao. Cả giả dược và thuốc ngủ đều làm giảm thời gian mà mọi người cần để bắt đầu giấc ngủ (khoảng 10 – 30 phút), cho thấy sự thay đổi không hề khác biệt về mặt thống kê giữa hai loại thuốc này. Nói cách khác, không có lợi ích khách quan nào của các loại thuốc ngủ này vượt qua những lợi ích mà giả dược mang lại.

Tổng kết những phát hiện trên đây, ủy ban kiểm tra này đã tuyên bố rằng thuốc ngủ chỉ tạo ra “những cải thiện nhỏ trong khi chờ giấc ngủ về mặt chủ quan và đa kí giấc ngủ” – nghĩa là, thời gian cần để bắt đầu giấc ngủ. Ủy ban đã kết luận báo cáo bằng việc tuyên bố rằng tác dụng của các loại thuốc ngủ hiện tại là “khá nhỏ và mang tính quan trọng lâm sàng đáng ngờ. Ngay cả loại thuốc điều trị chứng mất ngủ mới nhất, gọi là suvorexant (nhãn hiệu Belsomra), đã chứng minh tác dụng tối thiểu của nó. Các phiên bản tương lai của những loại thuốc này có thể mang lại những cải thiện giấc ngủ có ý nghĩa, nhưng cho đến dữ liệu khoa học về thuốc ngủ kê đơn lại cho thấy rằng chúng có thể trở thành nay câu trả lời đối với việc trả lại giấc ngủ ngon cho những người đang vật lộn để sinh ra nó theo cách tự nhiên,

Related Posts

Leave a Comment